RÁY TAI NHIỀU GÂY Ù TAI ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẢI THIỆN

RÁY TAI NHIỀU GÂY Ù TAI ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẢI THIỆN

Ráy tai nhiều gây ù tai là tình trạng cũng không quá hiếm xảy ra. Nếu được xử lý kịp thời thì cũng không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu xử lý không đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến thính giác. Vậy nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân gây tích tụ ráy tai nhiều?

Ráy tai bỗng dưng nhiều bất thường cũng là một tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên có rất ít người quan tâm và hiểu rõ được nguyên nhân của vấn đề này. Theo một số kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, ráy tai nhiều bất thường có thể nằm trong những nguyên nhân sau:

  • Do rối loạn bài tiết từ các tuyến trong ống tai do chấn thương hoặc tổn thương tai.
  • Do hẹp ống tai.
  • Thủng màng nhĩ cũng có thể là nguyên nhân gây ráy tai nhiều bất thường.
  • Vệ sinh tai không đúng cách do ngoáy tai quá nhiều, quá mạnh bằng tăm bông. Điều này vô tình làm ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong ống tai. Từ đó hình thành các nút ráy tai và gây tắc nghẽn ống tai gây ù tai, nghe không rõ.
  • Đeo tai nghe thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây tích tụ ráy tai. Thiết bị này có thể vô tình ngăn ráy tai thoát ra khỏi ống tai và gây ra tắc nghẽn.
Dùng tăm bông ráy tai có thể gây tắc nghẽn ống tai
Dùng tăm bông ráy tai có thể gây tắc nghẽn ống tai

Những nguyên nhân trên đều có thể gây ra hiện tượng ráy tai nhiều. Khi gặp phải tình trạng này, bạn không nên cố gắng lấy ráy tai ra ngoài, vì có thể khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và lựa chọn phương pháp ráy tai phù hợp và an toàn.

2. Dấu hiệu và triệu chứng khi có ráy tai nhiều

Thực tế, nếu ráy tai tích tụ nhiều chúng ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được. Tuy nhiên, nhiều người lại không thấy rõ được điều này và không nhận biết được tình trạng ráy tai hiện tại của mình là ít hay nhiều. Sau đây là những biểu hiện của chứng ráy tai nhiều mà bạn cần nên biết.

  • Đột ngột giảm hoặc mất thính lực một phần (toàn phần).
  • Cảm giác ù tai xuất hiện.
  • Có cảm giác đầy bên trong hoặc nghe tiếng động trong tai khi thay đổi tư thế.
  • Đau tai theo từng cơn.

Ngoài ra, khi ráy tai nhiều cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm nếu không được xử lý kịp thời. Khi đó, tai sẽ còn có thêm những biểu hiện như: 

  • Đau hoặc nhức tai dữ dội, xuất hiện nhiều lần hơn.
  • Mất thính lực dài hạn.
  • Ổ nhiễm khuẩn có thể gây sốt cao, lây nhiễm bệnh sang đường mũi họng.
  • Tai chảy dịch và kèm theo mùi khó chịu.
  • Chóng mặt

Và dù gặp bất cứ dấu hiệu nào, bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

3. Tại sao ráy tai nhiều gây ù tai?

Ráy tai là chất bã nhờn do các tuyến hạch nhỏ ở ống tai ngoài tiết ra, trộn lẫn với tế bào chết bên trong lỗ tai. Lớp ráy tai được tạo ra với mục đích bảo vệ thính giác khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài như: bụi bẩn, dị vật xâm nhập, ngoài ra còn bảo vệ tai khỏi bị nước vào.

Bên cạnh đó, ráy tai còn có nhiệm vụ làm giảm cường độ sóng âm thanh trước khi tới màng nhĩ, tránh cho màng nhĩ bị kích thích quá mạnh. Vậy nên, những tiếng ồn như tiếng sét, tiếng nổ,... sẽ không thể làm tổn hại đến tai.

Tuy nhiên, nếu ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ ngăn chặn ống tai và hoạt động như rào chắn âm thanh, ngăn chặn sóng âm truyền vào tai trong. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực. 

Ráy tai nhiều gây ù tai thường chỉ là tạm thời, tai bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường nếu như ráy tai được loại bỏ. Tuy nhiên, bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì có thể khiến vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm và làm tình trạng ù tai, nghe kém thêm trầm trọng hơn, thậm chí là điếc vĩnh viễn.

Ráy tai nhiều làm ngăn chặn sóng âm, gây ù tai
Ráy tai nhiều làm ngăn chặn sóng âm, gây ù tai

4. Cách cải thiện tình trạng ù tai

Đương nhiên, nếu ráy tai nhiều gây ù tai thì cách cải thiện hiệu quả và nhanh chóng nhất chính là lấy ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ráy tai đúng kỹ thuật. Dưới đây là những cách lấy ráy tai an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

Dùng nước muối sinh lý

Hãy nghiêng đầu và nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai, giữ yên trong vài phút. Sau đó, nghiêng đầu về hướng ngược lại để nước thoát ra khỏi tai, lúc này hãy dùng khăn sạch sau để loại bỏ ráy tai.

Dùng nước ấm

Hãy đun một ít nước sôi và để nguội ở nhiệt độ phòng. Sau đó, nghiêng đầu và nhỏ vài giọt vào tai rồi để khoảng 2-3 phút. Nghiêng đầu về hướng ngược lại để nước thoát ra ngoài, rồi dùng tăm bông hoặc dụng cụ ráy tai chuyên dụng để lấy ráy tai ra ngoài.

Dùng Hydrogen Peroxide

Đây là phương pháp rất phổ biến để làm sạch tai, giúp làm mềm ráy tai, đồng thời có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào tai gây viêm nhiễm.

Dùng dầu oliu

Nhỏ vài giọt oliu vào tai và che lại bằng một miếng bông rồi để khoảng 10 phút. Sau đó, bỏ miếng bông ra và nghiêng về hướng ngược lại để dầu chảy ra. Tiếp tục dùng tăm bông mềm lau nhẹ nhàng ống tai để loại bỏ ráy tai.

Dùng dụng cụ chuyên dụng ráy tai

Bạn có thể chọn các dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng có thiết kế sẵn đèn để lấy ráy tai, các dụng cụ này có thiết kế nhỏ gọn, thích hợp cho việc lấy ráy tai nhanh chóng và an toàn. Tốt nhất bạn nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để tránh làm tổn thương ống tai và màng nhĩ.

Nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi tai có dấu hiệu bất thường
Nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi tai có dấu hiệu bất thường

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân khiến ráy tai nhiều gây ù tai, những dấu hiệu và cách để cải thiện tình trạng này. Đừng chủ quan khi có bất kỳ phát hiện bất thường nào trong tại bạn nhé!

← Bài trước Bài sau →
article